Kế Hoạch SEO (hệ thống và đúc kết)

 Cái mình viết chủ yếu là hệ thống và đúc kết lại kiến thức, vì mình thấy kiến thức chung thì đã quá nhiều, có viết nữa thì lại khiến mn tẩu hoả nhập ma. Nói thật là vài tuần này bận tư vấn khách quá nên LƯỜI, nhưng cũng cố gắng vì lỡ đăng status hứa rồi.

Với mình phần kế hoạch SEO đã từng là một phần rất rất và rất quan trọng. Mình đã trải qua hơn 2 năm đi tìm cách để lên được một kế hoạch SEO có hiệu quả (đến bây giờ vẫn đang liên tục tối ưu) nhưng rồi mình nhận ra một kế hoạch SEO hiệu quả là một kế hoạch SEO:

  • Phù hợp (ngành, sản phẩm, thực trạng,...)

  • Gọn nhẹ, dễ thực thi. Kế hoạch hoành tráng mà đem đi áp dụng fail lên fail xuống thì cũng để trưng bày cho đẹp. (fail ở đây là khó làm dẫn tới hay bị trễ deadline, không đủ nguồn lực,....)

Kế hoạch SEO của bên mình được mình gọi là kế hoạch SEO Branding (cái tên SEO Branding này đã được mình focus từ 3 năm trước), mình chia thành 4 phần:

  1. Kế hoạch content

  2. Kế hoạch offpage

  3. Tổng hợp khối lượng công việc

  4. Timeline dự án

Tuy nhiên để phần kế hoạch này hiệu quả thì bạn nhất định phải hiểu và nắm rõ dữ liệu ở phần phân tích dự án đấy nhé. Không nắm được phần đấy thì phần kế hoạch này xem như làm để ăn may thôi (tất nhiên là tuỳ kinh nghiệm SEO của từng người)

1. KẾ HOẠCH CONTENT

Kế hoạch Content mình lại chia thành 4 phần nhỏ:

  • Chủ đề triển khai

  • Mô hình và sơ đồ liên kết

  • Nghiên cứu từ khoá và phân nhóm từ khoá

  • Phân chia giai đoạn viết content + timeline

Về chủ đề triển khai, nói đơn giản là bạn cần đưa ra những chủ đề để biên soạn nội dung trong website và cần mô tả những cách bạn dự kiến triển khai trên mỗi chủ đề. Hay nói cách khác, bạn nên vẽ ra sơ đồ cấu trúc nội dung cho website.

Ví dụ ngành du lịch sẽ có những chủ đề như ẩm thực, đi chơi, lưu trú, địa điểm,... Điều ở đây là chúng ta cần phân tích chi tiết từng chủ đề ra, như trong lưu trú sẽ có khách sạn, villa, ....Trong khách sạn lại có khách sạn 3 sao, khách sạn 4 sao, khách sạn 5 sao, ngoài ra trong mảng khách sạn người dùng còn quan tâm chủ đề địa điểm gần khách sạn như khách sạn gần biển, khách sạn gần cầu A, KS gần đường B,....

Sau khi có đủ những chủ đề cần triển khai, dựa trên những chủ đề lớn nhỏ đỏ, chúng ta vẽ mô hình cấu trúc liên kết giữa chúng, từ đó nắm được sơ đồ để sau này làm liên kết nội bộ. Cấu trúc và mô hình đơn giản nhất là đi từ chủ đề Lớn -> Chủ đề nhỏ thôi.

Từ chủ đề lớn nhỏ, chúng ta sẽ phân tích từ khoá và nhóm nó lại thành từng nhóm theo search intent từng nhóm. Như trên thì có nhóm khách sạn 3 sao, nhóm khách sạn 4 sao,........

Cuối cùng là lên giai đoạn để viết content thôi. Tuy nhiên viết chủ đề gì trước, chủ đề gì sau cũng cần tính toán kỹ, thông thường chúng ta sẽ đi từ dễ -> khó. Phần này mình thấy nhiều bên làm đơn giản, 100 bài up trong có 1-2 ngày à, hầu hết anh em OutSource nên số lượng bài dù lớn cũng sẽ được giải quyết rất nhanh. Nhưng bên mình hầu hết 100% team nhà tự viết (theo mình thì chỉ có đội mình mới đủ hiểu sản phẩm và client để viết tốt) nên viết sẽ khá là lâu, cho nên chuyện chọn ra chủ đề trước, chủ đề sau khá là quan trọng.

Sau khi chọn ra chủ đề trước -> sau rồi thì cứ thế lên timeline + nhân sự viết bài rồi triển khai thôi.

2. KẾ HOẠCH OFFPAGE

Tư duy Offpage của mình khá đơn giản, mình làm offpage không quá cầu kì hay phức tạp gì. Đến phần offpage sẽ có rất nhiều kiến thức hay ho mình share mà trước đó mình nghĩ sẽ không bao giờ share đâu (vì đều từ nguồn nội bộ mà đi ra).

Kế hoạch Offpage với mình bao gồm 4 phần:

  • Kênh Offpage sẽ làm trong dự án: Của mình là SEO Branding mà, nên mình hay tập trung làm mấy kênh có giá trị cao về brand như báo, toplist và social, ngoài ra những kênh khác đều là phụ và bổ trợ

  • Mô hình offpage: Vẫn có những dự án mình build tier 2 để thúc đẩy sức mạnh cho một vài kênh Tier 1

  • Cách thức triển khai cụ thể và số lượng cho từng kênh:

Ví dụ như cách thức triển khai kênh báo: viết 1 bài lên báo 24h, có 2 link, 1 link về page seo và 1 link về trang chủ. Trang page seo là anchor text từ khoá, về trang chủ là cnchor text brand,......

  • Quy chuẩn từng kênh: các chỉ số chất lượng.

Đơn giản như quy chuẩn lựa chọn guest post cần domain có traffic ít nhất 5k/tháng, DR > 30,.....

3. TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC

Bước này khá đơn giản, chỉ cần tổng hợp lại toàn bộ khối lượng công việc từ content tới offpage qua 1 sheet để view được KPI rõ nét nhất, với mình là cho dễ follow thay vì lướt đi nhiều sheet.

4. TIMELINE SEO

Bản chất timeline này được đúc kết từ 2 kế hoạch content và offpage mà ra thôi, tuy nhiên phần này cần nắm rộng hơn về quy trình SEO.

Quy trình SEO mỗi bên mỗi khác, chả ai giống ai, với mình cũng vậy. Mình cũng từng tiếp cận những quy trình SEO của nhiều PRO lắm, nhưng có vẻ như không áp dụng được do mindset từng người trong một số giai đoạn SEO và cách quản lý dự án khác nhau.

Timeline SEO của mình được chia thành 2 giai đoạn:

  • Timeline giai đoạn 1:

Bao gồm các công việc như thu thập thông tin và lên chiến lược, kế hoạch. Ngoài ra còn bao gồm những công việc mà gần như dự án nào cũng làm như Social Entity, Cài đặt tracking event, Tạo những tệp đối tượng về từng ngành hàng,...

  • Timeline giai đoạn 2:

Từ giai đoạn 1, mình nắm được dữ liệu đầu vào của dự án tốt, có chiến lược và kế hoạch SEO đầy đủ. Mình bắt đầu lên timeline GD2, bao gồm những công việc thực thi trong phần chiến lược: Bao giờ cũng từ Tối ưu Website -> Content -> Offpage (Traffic đầu tiên, rồi tới hoạt động offpage khác)

Về thời gian:

  • Nên lên kế hoạch trong 1/2 thời gian dự án thôi, vì chưa thể chắc chắn kế hoạch đó dẫn dự án thành công được, nên 1/2 thời gian còn lại trong trường hợp chưa đạt mục tiêu sẽ cần lên chiến lược mới. Việc này sẽ giúp dự án linh động được, tránh việc đặt cược vào plan ban đầu

  • Thời gian của từng công việc cần tính toán kỹ, rất dễ trễ deadline đấy nhé hoặc nhiều công việc có liên quan tới nhau sẽ ảnh hưởng (ví dụ cv A xong thì cv B mới bắt đầu) cả dây chuyền hoạt động của dự án.

Tuy nhiên nên nhớ, kế hoạch là một chuyện nhưng cần kỉ luật để bám sát kế hoạch, tránh việc trễ deadline và thường xuyên phải audit tổng thể để tối ưu kế hoạch thường xuyên.

Với mình mục tiêu dự án là cao nhất chứ không phải rập khuôn theo bất cứ kế hoạch hay quy trình nào. Kế hoạch và quy trình ra đời là để cách làm việc của chúng ta hiệu quả hơn, tối ưu hơn, giúp chúng ta tiến gần với mục tiêu dự án hơn.

Kết luận:

  • Đừng quá cầu kì cho một kế hoạch SEO, quan trọng nhất là phải phù hợp với mindset của chính mình, một kế hoạch SEO hiệu quả là kế hoạch SEO dễ làm, dễ thực thi chứ không phải tham khảo, vẽ vỡ nhiều thứ để rồi "vứt xó".

.

Tác giả: Doãn Kiên.